Một số loài Cá hồi di cư

Cá hồi Chinook là một loài cá di cư sống phần lớn thời gian ở biển, nhưng khi trưởng thành lại ngược dòng về sinh sản trong vùng nước ngọt, thuộc họ Salmonidae. Các chủng loại này được xác định dựa theo thời gian cá hồi trưởng thành bơi vào vùng nước ngọt để sinh sản. Cá hồi Chinook có thể sống từ 1 đến 5 năm trong đại dương trước khi trở về những con sông quê hương của chúng để đẻ trứng. Sông Yukon là con đường di cư nước ngọt dài nhất của bất cứ cá hồi nào, dài trên 3.000 km từ cửa sông ở biển Bering đến nơi đẻ trứng trên thượng nguồn Whitehorse, Yukon. Một cầu thang cá đã được xây dựng quanh đập thủy điện hồ Schwatka tại Whitehorse để cho cá hồi Chinook dễ dàng đi qua đập.

Trong đại dương, cá hồi hồng có màu bạc sáng. Sau khi trở về dòng suối nơi sinh ra của chúng, màu sắc thay đổi sang màu xám nhạt ở mặt sau với bụng màu trắng hơi vàng. Cá hồi đỏ thì đẻ trứng chủ yếu ở dòng suối có lưu vực sông bao gồm một hồ. Con cá non trải qua đến ba năm trong các hồ nước ngọt trước khi di cư ra đại dương. Một số ở lại trong hồ và không di chuyển. Cá di cư trải qua 1-4 năm trong nước mặn, và do đó là 4-6 năm khi chúng quay lại để đẻ trứng giữa tháng Bảy và tháng Tám. Việc chúng đính hướng đến được dòng sông nơi chúng sinh ra được cho là được thực hiện bằng cách sử dụng mùi đặc trưng của dòng suối, và có thể mặt trời. Một số con trải qua 4 năm trong các hồ nước ngọt trước khi di cư.

Cá hồi nâu, cá hồi biển cho thấy sinh sản bơi ngược dòng sông suối, di cư đến các đại dương trong phần lớn cuộc đời của nó và trở về nước ngọt chỉ để đẻ trứng. Loài cá hồi này di cư từ hồ ra sông, suối để đẻ trứng, mặc dù có một số bằng chứng của đàn cá đẻ trứng trên bờ biển có gió quét S. trutta morpha fario tạo thành các quần thể sinh sống cố định một nơi, thường là trong các dòng suối trên núi cao nhưng đôi khi ở các con sông lớn hơn. Có bằng chứng rằng các cá hồi bơi ngược sông suối sinh đẻ và loài không bơi ngược để sinh đẻ cùng tồn tại trong cùng một dòng sông có thể được giống hệt về mặt di truyền.

Cá hồi trắng hồ là loại cá thịt trắng đẻ trứng từ tháng Chín đến tháng giêng trong nước có 2-4 mét chiều sâu vào ban đêm. Ở tây bắc Canada, một lượng lớn cá hồi di cư đến đồng bằng sông Athabasca vào cuối mùa hè và di chuyển ngược dòng sông Athabasca. Đợt di chuyển dài nhất từng được ghi nhận của một con cá thịt trắng được dán nhãn đánh dấu là 388 km (241 dặm), từ Fort McMurray đến bờ biển phía bắc của hồ Athabasca ở Alberta, Canada.

Cá hồi vân là một loại cá hồi cầu vồng bơi ngược sông để sinh sản, thường trở về vùng nước ngọt để đẻ trứng sau hai hoặc ba năm sinh sống ở biển; cá hồi cầu vồng và cá hồi đầu thép là loài tương tự. Loài cá này được gọi là salmon-trout (loài cá giống như cá hương).[4] Nhiều loài cá hồi trong Họ Cá hồi , một số bơi ngược sông để sinh sản như cá hồi di cư, còn một số chỉ sống ở nước ngọt.[5]

Cá hồi đỏ bơi ngược sông để sinh sản, sau đó lại được tìm thấy ở bắc Thái Bình Dương và các con sông quanh đó. Cá con mới ra đời sẽ sống trong môi trường nước ngọt đến lúc đủ khả năng để di cư và sinh sống ở đại dương, nơi cách xa vị trí sinh sản tới 1.600 km. Chúng di cư trong khoảng 1-4 năm và sống ở môi trường nước mặn. Thời gian này, thức ăn chủ yếu của chúng là các sinh vật phù du. Sau đó, đàn cá lại quay về đẻ trứng ở nơi đã được sinh ra.

Cá hồi đỏ có thể định hướng vị trí cũ bằng cách sử dụng mùi đặc trưng của dòng sông, cũng có thể nhờ vào mặt trời. Mỗi con cá đều nhớ mùi của dòng sông nơi nó sinh ra. Khi di chuyển từ đại dương trở về con sông sinh sản, con cá sẽ tìm thấy đường của nó nhờ khả năng nhớ mùi này. Sau 4 năm, hàng triệu con cá hồi đỏ trở về sông Adams ở Canada để sinh sản và bắt đầu một vòng tuần hoàn mới. Khi về môi trường nước ngọt ở sông Adams, thân cá chuyển dần sang màu đỏ, đầu cá lại có màu xanh lục. Trong điều kiện nước chảy xiết và không có thức ăn, cá hồi đỏ sau khi đẻ trứng đã chết vì kiệt sức.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cá hồi di cư http://www.etymonline.com/index.php?term=salmon http://books.google.com/books?id=MsiVifvRBlQC&pg=P... http://myweb.wwu.edu/~helfiej/publications_pdfs/He... http://www.blm.gov/education/00_resources/articles... http://www.fws.gov/species/species_accounts/bio_sa... http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/1273590 http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/20144612 http://www.audubonmagazine.org/features0309/hope.h... //dx.doi.org/10.1007%2Fs10021-004-0063-5 http://lewis-clark.org/content/content-article.asp...